Câu
hỏi 1: Thủ tục đăng ký mua điện sinh hoạt
Tôi
muốn đăng ký mua điện sinh hoạt hộ gia đình. Vậy cho tôi hỏi, tôi phải làm
thủ tục như thế nào? Gồm những hồ sơ gì, thời hạn bao lâu, và chi phí khoảng
bao nhiêu?
Trả lời:
Để được cấp điện sinh
hoạt, bạn đến phòng giao dịch khách hàng gần nhất của Điện lực sở tại để đăng
ký cấp điện mới.
Khi đăng ký mua điện,
khách hàng cần có 02 giấy tờ sau:
1. Giấy đề nghị mua điện
2. Bản sao một trong các
giấy tờ có liên quan đến địa điểm mua điện:
- Hộ khẩu thường
trú hoặc sổ tạm trú;
- Giấy chứng nhận
quyền sở hữu nhà ở hoặc quyết định phân nhà hoặc hợp đồng mua bán nhà;
- Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở);
- Hợp đồng thuê
nhà.
Trường hợp không có một
trong các giấy tờ liên quan đến địa điểm mua điện thì Giấy đề nghị mua điện có
xác nhận của UBND phường, xã tại nơi đề nghị mua điện.
Trường hợp lưới điện khu
vực chưa đủ điều kiện cấp điện có xác nhận của cơ quan điều tiết địa phương (Sở
Công thương), điện lực sẽ có văn bản trả lời khách hàng trong vòng 03 ngày làm
việc, trong đó có dự kiến thời gian cấp điện.
Câu
hỏi 2: Thủ tục thay đổi thông tin trong hợp đồng mua bán điện
Tôi
muốn thay đổi thông tin (họ tên/ số điện thoại/...) trong hợp đồng mua bán điện
có được không? Tôi cần phải làm những thủ tục gì? Chi phí hết bao nhiêu?
Trả lời:
Để thực hiện thay đổi
thông tin trong hợp đồng mua bán điện, bạn có thể liên hệ với Điện lực sở tại
để yêu cầu, Điện lực sẽ hỗ trợ bạn thực hiện các thủ tục này.
Hiện ngành điện miễn phí
thực hiện các dịch vụ này.
Câu
hỏi 3: Thủ tục lắp trạm biến áp riêng
Tôi
muốn lắp trạm biến áp riêng, vậy tôi phải làm những thủ tục nào? Chi phí và
thời gian thực hiện ra sao? Xin cám ơn.
Trả lời:
Thủ tục để lắp đặt TBA
riêng cần như sau:
a.
Giấy đề nghị mua điện/Công văn đề nghị mua điện
b. 01 bản
sao của một loại giấy tờ xác định địa điểm mua điện.
Giấy tờ xác định địa
điểm mua điện có thể là một trong các giấy tờ sau: Hộ khẩu thường trú; hoặc
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở; hoặc Hợp đồng mua bán nhà hợp lệ; hoặc Giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất (trên đất đã có nhà ở đối với khách hàng sinh
hoạt); hoặc Hợp đồng ủy quyền quản lý và sử dụng nhà/đất; hoặc Hợp đồng thuê
địa điểm (đối với Khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt).
c. 01
bản sao của một loại giấy tờ xác định mục đích sử dụng điện đối với khách hàng
ngoài sinh hoạt.
Giấy tờ xác định mục
đích sử dụng điện đối với khách hàng ngoài sinh hoạt có thể là một trong các
giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh; hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại
diện; hoặc Giấy phép đầu tư; hoặc Quyết định thành lập đơn vị.
Đối với tổ chức, cá nhân
kinh doanh bán lẻ điện tại vùng nông thôn, miền núi mua điện từ lưới phân phối
có tổng công suất máy biến áp từ 50 KVA trở lên phải có Giấy phép hoạt động
điện lực do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
d. Hồ sơ đề
nghị đấu nối theo quy định của Bộ Công Thương.
Sau khi Điện lực thực
hiện khảo sát sẽ tiến hành thỏa thuận đấu nối, điểm đấu nối sau khi thỏa thuận
là cơ sở để xác định ranh giới đầu tư của Điện lực và khách hàng.
Bạn có thể làm việc với
Điện lực sở tại để xem xét lựa chọn dịch vụ trọn gói hoặc thuê một công ty
chuyên về thiết kế thi công các công trình điện thực hiện các công việc này.
Câu
hỏi 4: Thủ tục lắp điện 3 pha
Tôi
muốn lắp điện 3 pha, phục vụ mục đích sản xuất/nông nghiệp/sinh hoạt gia
đình... Vậy tôi cần thực hiện những thủ tục, giấy tờ cụ thể nào, chi phí
ra sao?
Trả lời:
Trường hợp lưới điện khu
vực của khách hàng đã có lưới điện 3 pha thì điện lực sẽ căn cứ vào thiết bị và
công suất sử dụng điện thực tế của khách hàng để quyết định cấp điện 1 pha hoặc
3 pha.
Chúng tôi xin hướng dẫn
về thủ tục như sau:
- Nếu khách hàng đang
mua điện 1 pha thì cần có giấy đề nghị thay đổi mục đích, công suất sử dụng
điện kèm theo bảng liệt kê thiết bị điện tăng thêm.
- Nếu khách hàng đề nghị
cấp điện mới thì cần có: Giấy đề nghị mua điện và 01 bản sao của một loại
giấy tờ xác định địa điểm mua điện.
Trường hợp lưới điện khu
vực chưa đủ điều kiện cấp điện 3 pha, điện lực sẽ có văn bản trả lời khách hàng
trong vòng 03 ngày làm việc, trong đó có dự kiến thời gian cấp điện được.
Về chi phí thực hiện:
- Các khoản chi phí do
bên bán điện đầu tư: Các khoản chi phí do Đơn vị điện lực đầu tư: Toàn bộ chi
phí vật liệu, nhân công lắp đặt, các khoản thuế và phí theo quy định của Nhà
nước để lắp đặt nhánh rẽ từ lưới điện hạ áp đến công tơ và aptomat bảo vệ công
tơ.
- Các khoản chi phí do
Khách hàng đầu tư: Toàn bộ chi phí vật liệu, nhân công lắp đặt dây dẫn điện từ
sau công tơ vào nhà Khách hàng (trừ áp tô mát bảo vệ công tơ). Trường hợp khách
hàng thuê Đơn vị điện lực thực hiện sẽ bao gồm cả thuế và phí theo quy định của
Nhà nước.
Câu hỏi 5: Hóa đơn tiền điện
Tại sao Hóa đơn tiền điện mùa hè nắng nóng lại tăng đột
biến, trong khi gia đình vẫn sử dụng các thiết bị điện như hàng tháng?
Trả lời:
Thực tế các
thiết bị trong gia đình thường ít tiêu hao năng lượng do ảnh hưởng của thời
tiết, tuy nhiên nếu gia đình có sử dụng điều hòa thì đây là đối tượng sẽ gây nên
tiền điện tăng lên nhiều nhất, bởi một số nguyên nhân sau:
1.
Do tổn thất nhiệt khi sử dụng điều hòa
vào mùa nắng nóng, máy điều hòa phải tiêu tốn nhiều điện hơn vì hiệu quả năng
lượng của máy giảm.
2.
Nhiệt độ ngoài trời càng nóng thì
tổn thất nhiệt từ ngoài môi trường vào trong phòng càng tăng, máy phải làm việc
đầy tải và hết công suất nên tiêu tốn điện năng sẽ rất cao.
3.
Phòng lắp điều hòa không được che chắn
và cách nhiệt tốt, không kín khí cũng tốn nhiều điện hơn.
4.
Lắp đặt máy điều hòa để dàn nóng ở bên
ngoài bị ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp hoặc có vật cản che phía trước, dàn
lạnh trong phòng lắp không đúng vị trí khiến không khí điều hoà không được phân
phối đồng đều trong phòng cũng là nguyên nhân gây tốn điện.
5.
Do thói quen của người sử dụng, nhiều khi
bật máy lên là đặt ngay nhiệt độ ở mức thấp nhất, làm như vậy sẽ không làm cho
phòng mát nhanh hơn mà còn lãng phí điện năng không cần thiết.
6.
Ngoài nguyên nhân trên ở các khu đô thị
trong mùa hè nắng nóng còn bị hiệu ứng bê tông hóa, hơi nóng của các phương
tiện, hơi nóng của điều hòa lân cận…cũng gây ảnh hưởng và làm cho điều hòa cũng
tiêu thụ nhiều điện hơn.
Câu hỏi 6: Nguyên nhân dẫn đến mất điện
Trả
lời:
Mất điện do một số nguyên nhân sau:
1. Bị sự cố lưới điện trong nhà dẫn đến nhảy Aptomat tổng trong nhà hoặc
Aptomat sau công tơ
2. Sự cố lưới điện
3. Một số trường hợp có thể do nợ tiền điện nên ngành điện tạm ngừng cấp điện.
4. Cắt điện có kế hoạch hoặc cắt điện đột xuất của ngành điện.
Câu hỏi 7: An toàn điện
Khi thấy mất an toàn điện, ví dụ như dây
dẫn cao áp rơi xuống đường đi, chúng tôi phải liên hệ đến đâu để báo?
Trả
lời:
Anh
chị vui lòng gọi ngay đến Tổng đài 19001909 của Trung tâm
Chăm sóc khách hàng Điện lực miền Trung để được hỗ trợ.
Anh chị dùng các biện pháp phù hợp để ngăn ngừa người khác (kể cả súc vật)
không đến gần nơi xảy ra sự cố. Khoảng cách tối thiểu đến vị trí dây rơi xuống
đường đi (trong điều kiện khô ráo) là 10m.
Câu hỏi 8: Kiểm định công tơ
Tôi nghi ngờ công tơ nhà mình chạy nhanh, đề nghị Điện lực kiểm định lại công tơ, chi phí cho việc kiểm định quy định như thế nào?
Trả lời:
Việc kiểm định công tơ chỉ thực hiện khi Điện lực đã kiểm tra bằng thiết
bị chuyên dùng và có kết luận nhưng Anh/chị không đồng ý với kết luận của đơn
vị Điện lực. Trong trường hợp này, việc kiểm định sẽ do bên thứ ba – Đơn vị
kiểm định độc lập thực hiện. Chi phí cho việc kiểm định lại công tơ sẽ phụ
thuộc vào kết quả kiểm định của đơn vị kiểm định độc lập.
- Nếu đơn vị kiểm định độc lập kết luận công tơ hoạt động bình thường
thì Anh/chị phải chịu chịu chi phí cho việc kiểm định.
- Nếu đơn vị kiểm định độc lập kết luận công tơ hoạt động không chính
xác thì Điện lực phải chịu toàn bộ chi phí cho việc kiểm định.
(Ghi chú: Vấn đề này được pháp
luật quy định tại điểm 3 & 4 - Điều 25 Luật Điện lực)
Câu hỏi 9: Thanh toán tiền điện
Tôi hỏi gia đình tôi nợ tiền điện
bao nhiêu ngày thì bị cắt điện?
Trả lời:
Trường hợp bên mua điện không trả tiền điện và đã được bên bán điện
thông báo hai lần thì sau 15 ngày kể từ lần thông báo đầu tiên, bên bán điện có
quyền ngừng cấp điện. Bên bán điện phải thông báo thời điểm ngừng cấp điện cho
bên mua điện trước 24 giờ và không chịu trách nhiệm về thiệt hại do việc ngừng
cấp điện gây ra. (Căn cứ Theo khoản 6, điều 23 Luật Điện lực)
Câu hỏi 10: Ghi chỉ số công tơ
Anh chị cho tôi biết làm thế nào để
kiểm tra được việc ghi chỉ số công tơ hàng tháng có đảm bảo chính xác không?
Trả lời:
Anh/chị có thể kiểm tra việc ghi chsỉ số công tơ hàng tháng của gia đình
bằng các cách sau:
- Thứ nhất: Bố trí thời gian để theo dõi, kiểm tra việc ghi chỉ số
công tơ nhà Anh/chị theo lịch ghi chỉ số của ngành điện hoặc thỏa thuận với cán
bộ ghi chỉ số để nhận thông báo ghi chỉ số công tơ theo hình thức thích hợp.
- Thứ hai: Căn cứ vào chỉ số công tơ hàng tháng trong hoá đơn tiền
điện của gia đình Anh/chị đã nộp hàng tháng để so sánh đối chiếu.
- Thứ ba: tra cứu điện năng tiêu thụ và tiền điện trong tháng trên
website cskh.cpc.vn hoặc đăng kí nhận email thông báo tiền điện với Điện lực
Câu hỏi 11: Truy thu tiền điện
Công tơ
nhà tôi phát hiện không lên số vào tháng 11, là tháng mùa đông dùng điện rất
ít. Tại sao ngành điện lại tính truy thu bằng điện năng bình quân ngày của
tháng 8, 9, 10 là các tháng dùng điện rất nhiều, như thế có hợp lý không ?
Trả lời:
Điện lực tính truy thu cho Anh/chị theo điện năng bình quân ngày của 3
kỳ ghi chỉ số công tơ liền kề là đúng quy định. Việc tính toán truy thu không
thể đảm bảo hoàn toàn chính xác tuyệt đối và hai bên mua bán điện phải chấp
hành quy định của pháp luật. Giả sử công tơ không lên số vào tháng 5 và Điện
lực tính truy thu theo sản lượng điện bình quân của tháng 2, 3, 4 (tháng 2, 3,
4 mùa xuân sử dụng điện ít trong khi đó tháng 5 là mùa hè sử dụng nhiều). Vì
vậy, cách tính toán chỉ mang tính tương đối.
(Ghi chú: Vấn đề này được pháp luật quy định tại điểm 3 Điều 20 - Nghị
định 137/2013/NĐ – CP của Chính phủ hướng dẫn như sau: Trường hợp
bên mua điện sử dụng điện trong thời gian hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư
hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, tiền điện phải thanh toán được tính
theo điện năng bình quân ngày của 03 chu kỳ ghi chỉ số công tơ điện liền kề
trước đó nhân với số ngày thực tế sử dụng điện. Số ngày thực tế sử dụng điện
được tính từ thời điểm công tơ ngừng hoạt động được lưu lại trong bộ nhớ của
công tơ điện hoặc từ ngày ghi chỉ số công tơ điện gần nhất trong trường hợp
công tơ điện không lưu lại được thời điểm ngừng hoạt động đến ngày hệ thống
thiết bị đo đếm điện được phục hồi hoạt động ) .